Các tính năng thiết yếu của phần mềm erp
Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp hay còn gọi là ERP (Enterprise Resource Planning) là một gói phần mềm được tích hợp toàn bộ các chức năng và hoạt động của công ty để cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả thông qua một kho lưu trữ toàn bộ dữ liệu của công ty, những dữ liệu này được chia sẽ trong nội bộ công ty. Một gói phần mềm ERP luôn là cánh tay phải đắc lực của các công ty vì nó có nhiều lợi điểm:
- Sắp xếp hợp lý các luồng công việc (work-flows)
- Giúp hỗ trợ dịch vụ khách hàng của công ty tốt hơn
- Cung cấp các số liệu thống kê theo thời gian thực, cung cấp một mô hình bán hàng, cash flow rõ ràng.
- Đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các thông tin, do đó làm giảm rất nhiều các thủ tục giấy tờ.
- Phần mềm ERP khá phù hợp với các hoạt động xuyên quốc gia hoặc toàn cầu, phù hợp với các công ty có quy mô hoạt động rộng khắp đất nước hoặc các công ty đa quốc gia
Nói chung, một phần mềm ERP có thể giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận, cả hữu hình và vô hình.
Tuy vậy, cũng phải nói rằng ERP cũng có một vài nhược điểm. Với mức độ phức tạp, để triển khai một phần mềm ERP cần phải có một lượng lớn thời gian và tiền bạc, điều này có thể ảnh hướng đến môi trường làm việc của công ty. Tuy nhiên, lợi thế của phần mềm ERP luôn luôn nhiều hơn những hạn chế. Phần mềm này đã trở nên hữu dụng và cần thiết trong các lĩnh vực giao thông vận tải, dịch vụ, bất động sản, xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất, phần phối và hệ thống bán lẻ…
Để thực hiện cả giải pháp ERP, các công ty nên tìm hiểu kỹ lưỡng các tùy chọn và cân nhắc dựa vào các tính năng và khả năng hiệu dụng của phần mềm trong khi apply vào công ty. Một trong các phân hệ quan trong là:
1. Phân hệ quản lý tài chính (Finance Management – FM):
Trên thực tế, các công ty phải luôn làm việc về tài chính kế toán dưới sự quy định của cở quan nhà nước. Quản lý tài chính “lành mạnh” là một thành phần tất yếu của giải pháp ERP. Phân hệ quản lý tài chính cung cấp một số lợi ích. Nó đảm bảo rằng các công ty tuân thủ các yêu cầu báo cáo tài chính, kế toán và thuế. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể tăng hiệu suất tài chính với thời gian thực để theo dõi, cải thiện dòng chảy của tiền và duy trì các báo cáo tài chính chính xác và kịp thời.
2. Phân hệ quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management – HRM):
Các module HR trước đó có những hạn chế trong việc quản lý nhân viên, quản lý biên chế, báo cáo… Nhưng với phần mềm ERP ngày nay, các giải pháp đã được phát triển và vượt ra khỏi ranh giới của HRM. Giải pháp mới này có thể xử lý số lượng công việc đa dạng như quản lý tài năng, lập kế hoạch, tuyển dụng, đánh giá hiệu suất làm việc, thời gian, và nhiều hơn thế. Ngoài ra, phân hệ này cũng giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về qui trình HR.
3. Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM):
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phân hệ này thì cần thiết cho một công ty để đánh giá chính xác nhu cầu, tình trạng cung ứng, sản xuất, hậu cần và phân phối. Không làm như vậy có thể có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty và có thể bị lãng quên các mối quan hệ với nhà cung cấp hoặc nhà phân phối. Điều này cũng có thể làm giảm danh tiếng của công ty trên thi trường. Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng trong giải pháp phần mềm ERP thực hiện tất cả các giai đoạn tử thiết kế đến thực hiện yêu cầu.
4. Phân hệ quản lý quan hệ khách hàng ( Customer Relationship Management – CRM)
Khách hàng là tài sản có giá trị nhất của bất cứ công ty nào và không một công ty nào có đủ can đảm để làm mất thứ tài sản này. Nếu công ty bạn có một dữ liệu khách hàng đồ sộ và nó trở nên khó khăn để giải quyết nhu cầu của họ đúng hẹn. Phân hệ quản lý khách hàng đảm bảo dòng chảy thông tin giữa các đội ngũ bán hàng giải quyết các nhu cầu của mình và đội ngũ tiếp thì hiểu được sở thích và nhu cầu của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tương lại
5. Có khả năng tích hợp với phần mềm hãng thứ 3:
Không phải lúc nào 2 công ty cũng có phương thức hoạt động giống nhau, mà ngay cả khi có có đi chăng nữa, cơ hội để các công ty có các hoạt động nghiệp vụ hoặc yêu cầu duy nhất đó giống nhau không phải là nhiều. Do đó điều quan trọng hàng đầu là phần mềm ERP có khả năng mở rộng và tương thích với các phần mềm hiện có trong doanh nghiệp mà không có bất cứ trở ngại nào. Bạ có thể tham khảo bài viết Tùy chỉnh ERP – Yếu tố quyết định
Một phần mềm ERP hoàn thiện là một nhiệm vụ không phải dễ đối với các công ty phát triển phần mềm. Một giải pháp và phần mềm ERP phải luôn linh hoạt và luôn có thể tùy biến để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Vì vậy, điều này khá cần thiết để lựa chọn một gói phần mềm ERP với các tính năng và khả năng thích hợp để nó có thể mang lại lợi ích nhiều hơn số tiền đầu tư vào giải pháp.
PHẦN MỀM ERP – OPENERP – ODOO