Những mục tiêu của bảo trì
Ở thế hệ thứ nhất bảo trì không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nên ít được quan tâm. Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy thì rõ ràng là chiến lược bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng. Nhà quản lý bảo trì và sản xuất cần phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất
Những mục tiêu của bảo trì bao gồm:
1. Thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp trong mua bán, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm tra, bao gói, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, dịch vụ tại chỗ, thực hiện công việc khắc phục bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu khi cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và đúng đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty tiếp xúc với sản phẩm từ đầu đến cuối.
2. Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu, các yếu tố này nên được thiết kế vào trong sản phẩm để chi phí chu kỳ sống là nhỏ nhất.
3. Thu nhận các dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng và xây dựng đường cong dạng bồn tắm để ghi nhận tỉ lệ hư hỏng của một bộ phận hoặc thiết bị tương ứng với tuổi đời của nó. Đường cong này giúp xác định những yếu tố sau:
- Thời gian chạy rà và thời gian làm nóng máy tối ưu.
- Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
- Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của các bộ phận quan trọng.
- Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.
4. Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định những bộ phận nên tập trung thiết kế lại, nghiên cứu và phát triển từ quan điểm bảo trì .
5. Nghiên cứu hậu quả của các hư hỏng để xác định thiệt hại của những bộ phận và thiết bị lân cận, thiệt hại về sản xuất, lợi nhuận và sinh mạng, cũng như tổn hại đến thiện chí và uy tín của công ty.
6. Nghiên cứu các kiểu hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận, sản phẩm, hệ thống và tỉ lệ hư hỏng tương quan để đề nghị thiết kế, nghiên cứu và phát triển nhằm cực tiểu hóa hư hỏng.
7. Thực hiện những lời khuyên cải tiến thiết kế bắt nguồn từ những nỗ lực phân tích một cách toàn diện các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng.
8. Xác định sự phân bố các thời gian vận hành đến khi hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận, các sản phẩm và các hệ thống để hỗ trợ cho việc tính toán tỉ lệ hư hỏng và độ tin cậy.
9. Xác định phân bố các thời gian phục hồi thiết bị hư hỏng. Các thời gian này nên bao gồm mọi thành phần của thời gian ngừng máy và những phân bố của mỗi thành phần thời gian ngừng máy như thời gian ngừng máy để phục hồi, chẩn đoán, hậu cần và hành chính, …
10. Xác định thời gian trung bình và khả năng thay đổi của tất cả các thành phần thời gian ngừng máy với các phân bố đã được xác định ở mục trước để nhận biết các khu vực có vấn đề cần quan tâm đồng thời làm giảm thời gian trung bình và khả năng thay đổi của những hành động bảo trì làm tiêu tốn một phần lớn tổng thời gian ngừng máy.
11. Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị.
12. Sử dụng các giải pháp sắp xếp những bộ phận và cấu hình thiết bị tốt hơn về mặt độ tin cậy.
13. Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các phương pháp khác đều thất bại.
14. Lựa chọn các vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn.
15. Lựa chọn các mối quan hệ đúng đắn giữa ứng suất, biến dạng, sức bền và thời gian trong thiết kế các chi tiết và bộ phận để đạt được mục tiêu độ tin cậy thiết kế tối ưu.
16. Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị.
17. Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập một cách khoa học những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết.
18. Xác định tính trách nhiệm hư hỏng do ai về mặt kỹ thuật, chế tạo, mua sắm, kiểm soát chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm, bao gói, vận chuyển, bán hàng, dịch vụ tại chỗ, khởi động, vận hành, sử dụng sai.
19. Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để cực tiểu hóa các hư hỏng, giảm thời gian bảo trì và sửa chữa, loại bỏ việc thiết kế thừa cũng như thiếu.
20. Thông qua thử nghiệm để xác định có cần những thay đổi để cải thiện tuổi thọ, độ tin cậy và khả năng bảo trì của thiết bị nhằm đạt đến mức độ mong muốn hay không.
21. Thực hiện việc xem xét thiết kế độ tin cậy, khả năng bảo trì và cải thiện thiết kế kỹ thuật, mua sắm, chế tạo, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, làm nóng máy, bao gói, vận chuyển, lắp đặt, khởi động sao cho thiết bị được thiết kế và chế tạo đúng đắn ngay từ đầu.
22. Làm cực tiểu những sai sót thiết kế thông qua danh sách kiểm tra khả năng bảo trì của bản thiết kế.
23. Làm cực tiểu những sai sót chế tạo thông qua danh sách kiểm tra độ tin cậy và khả năng bảo trì .
24. Giảm đến mức thấp nhất những sai sót trong lắp ráp, kiểm soát chất lượng và kiểm tra thông qua danh sách kiểm tra và đào tạo thích hợp.
25. Đảm bảo các chi tiết, các bộ phận, các thiết bị khởi động được nhờ lắp đặt đúng đắn, có các sổ tay vận hành và bảo trì tốt, ngoài ra người bảo trì cần phải có kinh nghiệm thực tiễn về bảo trì phục hồi và phòng ngừa tốt.
26. Xác định quy mô và trình độ chuyên môn của đội ngũ bảo trì và trình độ chuyên môn cần thiết cho mỗi loại thiết bị.
27. Xác định phân phối các thời gian bảo trì phòng ngừa, giá trị trung bình và khả năng thay đổi của chúng.
28. Đưa ra các bảng cảnh báo và thiết bị kiểm soát để người vận hành tránh lạm dụng khả năng tải và tốc độ giới hạn.
29. Giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng sai tính năng của thiết bị bằng cách cung cấp các thông số, đặc tính kỹ thuật chính xác và đào tạo các kỹ sư, nhân viên bán hàng và dịch vụ.
30. Thực hiện một hệ thống bảo hành, bảo trì có hiệu quả bao gồm thu thập các dữ liệu tại hiện trường về độ tin cậy và khả năng bảo trì , phân tích và thực hiện các công việc cải tiến.
31. Giám sát hiệu quả sử dụng thực tế của thiết bị, tính toán các khả năng bảo trì và tỉ lệ sửa chữa những chi tiết và bộ phận hư hỏng. Nếu những khả năng bảo trì và tỉ lệ sửa chữa này thấp hơn mục tiêu thiết kế thì phải thực hiện ngay những hành động khắc phục trước khi phải đương đầu với những sự cố nghiêm trọng của thiết bị.
32. Tiến hành những nghiên cứu mới liên quan giữa độ tin cậy, khả năng bảo trì , chi phí, trọng lượng, thể tích, khả năng vận hành và an toàn để xác định giải pháp có hiệu quả kinh tế cao nhất.
33. Xác định kế hoạch thử nghiệm tốt nhất và kiểm tra kích thước mẫu để sử dụng cho việc đánh giá, kiểm tra khả năng bảo trì và thời gian trung bình để sửa chữa của thiết bị.
34. Xác định những phụ tùng có mức độ tin cậy cao, chi phí tối thiểu, tối ưu để cung cấp cho thiết bị và nhờ vậy giảm các chi phí tồn kho.
35. Giảm các chi phí bảo hành bằng cách giảm các chi phí sửa chữa, thay thế và hỗ trợ sản phẩm trong thời gian bảo hành.
36. Xúc tiến thương mại bằng cách quảng cáo rằng các sản phẩm chỉ cần chi phí bảo trì và hỗ trợ tối thiểu bởi vì nó được thiết kế với khả năng bảo trì cao nhất.
37. Định lượng, cực đại hóa khả năng sẵn sàng của thiết bị và cực đại hóa thời gian thiết bị vận hành ổn định.
38. Xúc tiến thương mại bằng cách quảng cáo rằng khả năng sẵn sàng rất cao của thiết bị để sản xuất hoặc sử dụng vì vậy làm giảm chi phí sản suất và chi phí vận hành thiết bị.
39. Làm tăng sự thỏa mãn và thiện cảm của khách hàng bằng cách giới thiệu sản phẩm dễ bảo trì hơn và khả năng sẵn sàng cao hơn để phục vụ sản xuất.
40. Làm tăng doanh thu nhờ khách hàng được thỏa mãn và có thiện cảm hơn.
41. Làm tăng lợi nhuận hoặc với cùng lợi nhuận thì có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tin cậy hơn và dễ bảo trì hơn.
42. Làm đảo ngược xu thế hiện nay là chi hơn 90% cho các chi phí về độ tin cậy, khả năng bảo trì và chất lượng trong công nghiệp để khắc phục những sai sót và khuyết tật về độ tin cậy, khả năng bảo trì và thiết kế sản phẩm sau khi chúng xảy ra trong khi chỉ chi ít hơn 10% để thiết kế và chế tạo sản phẩm đúng ngay từ đầu
(Tổng hợp từ Internet)