Thực Trạng Bảo Dưỡng Công Nghiệp Tại Việt Nam – Bài Toán Còn Dang Dở
Trước tình hình phát triển công nghiệp nhanh chóng như vũ bão hiện nay, việc bảo dưỡng công nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như tương lai của doanh nghiệp. Mặc dù vai trò của bảo dưỡng trong công nghiệp vô cùng quan trọng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc đó, vấn đề bảo dưỡng tại Việt Nam mới chỉ đạt mức làm qua loa, đại khái, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về thực trạng bảo dưỡng trong công nghiệp tại Việt Nam, cũng như những trăn trở của người làm việc trong ngành.
Tình hình bảo dưỡng công nghiệp tại Việt Nam – vấn đề bức thiết
Theo tiêu chí bảo dưỡng với 5 cấp bậc phổ biến, thì trình độ tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2, điều đó đồng nghĩa với việc năng lực làm việc của đội ngũ làm công tác bảo dưỡng tại Việt Nam tụt hậu 40 – 50 năm so với thế giới.
Trong những thập kỷ 60 của thế kỉ trước, các nước châu Âu đã vượt qua giai đoạn bảo dưỡng định kỳ và tiến hành bảo dưỡng dựa trên tình trạng của thiết bị, về tới Việt Nam thì cơ chế bảo dưỡng công nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ: bảo dưỡng khi máy móc có trục trặc và bảo dưỡng theo định kỳ ( đôi khi công tác bảo dưỡng định kỳ còn dừng lại ở mức độ qua loa).
Theo chuyên gia, đặc thù của bảo dưỡng công nghiệp ở Việt Nam là hình thức bảo dưỡng cơ hội, điều đó có nghĩa là khi máy móc hỏng ở một bộ phận nào đó, thì đội ngũ bảo dưỡng mới sửa chữa bộ phận bị hỏng, và mới bảo dưỡng luôn những bộ phận còn lại.
Theo các nghiên cứu mới nhất tại Việt Nam thì chỉ mới có 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp Việt Nam bị hư hại hoặc hư hỏng nghiêm trọng do công tác bảo trì thiết bị, bảo dưỡng trong công nghiệp ở Việt Nam quá , hoặc yếu kém.
Vấn đề thiếu bảo trì trong công nghiệp hiện nay là một thách thức đối với sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nào giải quyết được vấn đề này sẽ đem lại những tiềm năng cực lớn về việc tăng lợi nhuận cũng như sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác bảo trì công nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ thắng lợi.
Các cấp độ trong bảo dưỡng công nghiệp – doanh nghiệp của bạn đang ở mức nào?
Có 5 cấp độ bảo dưỡng trong công nghiệp, kèm theo đó là những diễn giải cụ thể sau đây:
1.Bảo dưỡng khi hỏng máy: Chỉ khi máy hỏng hoặc hư hại thì mới huy động kỹ sư để làm công tác bảo trì và sửa chữa, nếu như không có hỏng hóc hoặc trục trặc thì không bảo dưỡng máy móc.
2.Bảo dưỡng phòng ngừa : bao gồm việc bảo dưỡng định kỳ ( thông thường là 6 tháng hoặc 1 năm/ lần) hoặc dựa trên tình trạng thiết bị. Thông thường các nhà máy tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở hình thức bảo dưỡng phòng ngừa, thậm chí mức bảo dưỡng này chỉ có một số ít các nhà máy thực hiện ( đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh)
3.Bảo dưỡng dự báo trước khi máy hỏng: Loại bảo trì này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng máy chưa có diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu hư hỏng. Loại bảo dưỡng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và thời gian, song hầu hết các doanh nghiệp không sử dụng loại bảo dưỡng này bởi tâm lý “ mất bò mới lo làm chuồng”
4. Bảo dưỡng hiệu suất: Căn cứ vào khả năng làm việc của từng loại trang thiết bị để bảo dưỡng. Hiệu suất vận hành của máy càng tốt thì máy có khả năng làm việc và vận hành càng cao.
5. Bảo dưỡng hiệu suất tổng thể: Được tiến hành với quy mô trên toàn nhà máy.
Trên đây là 5 cấp độ bảo dưỡng trong công nghiệp, tùy vào năng lực vận hành, năng lực bảo dưỡng và cả khả năng tài chính mà nhà quản lý chọn một trong những loại cấp độ này. Dù bạn lựa chọn loại cấp độ nào đi chăng nữa thì việc sử dụng phần mềm hỗ trợ việc bảo dưỡng công nghiệp cũng vô cùng thiết thực.